bà bầu ra nước ối có sao không? Nước ối đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi.
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít, tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ.
Nước ối là gì?
Nước ối là môi trường chất lỏng do nhau thai tạo nên, được bao bọc trong màng ối. Nước ối bao bọc xung quanh thai nhi như một đệm nước êm ái, bởi vậy nước ối là hệ thống đỡ đệm cho bém giúp bé phát triển. Ngoài ra nước ối và màng ối là hàng rào bảo vệ ngăn không cho vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào thai nhi, nước ối còn giúp cho các cơ quan nội tạng của bé phát triển hoàn chỉnh.

Hiện tượng ra nước ối
Khi bị rỉ ối, tức là màng ối bị rách do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thông thường là do thai già tháng. Rỉ ối sớm là tai biến có thể gặp trong thai nghén, làm tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Rỉ nước ối dẫn đến tình trạng cạn ối, điều này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng nhiều nhất là thai quá ngày. Khi ít nước ối, hoạt động của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thai nhi có thể bị tổn thương khi tử cung co bóp sẽ va chạm vào thai, thai phụ có thể sinh non vì suy thai.
Khi bạn bị rỉ nước ối trong khi mang thai thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản để khám và điều trị. Rỉ nước ối ít thì có thể không sao nếu điều trị đúng, kịp thời nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu rỉ ối nhiều có nguy cơ cạn ối.
Nguyên nhân nào dẫn đến bà bầu ít nước ối?
Không phải lúc nào bác sĩ cũng xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra ít nước ối. Tình trạng này phổ biến nhất vào cuối giai đoạn thai kỳ thứ ba, đặc biệt nếu bạn đã quá ngày dự sinh. Tình trạng này xảy ra càng muộn thì càng có triển vọng cho em bé. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Bị rò rỉ hoặc vỡ ối
Một vết nứt nhỏ trong màng ối của bạn làm cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai của bạn, nhưng phổ biến hơn khi bạn sắp chuyển dạ. Bạn có thể tự nhận thấy các chất lỏng bị rò rỉ nếu bạn thấy đồ lót của bạn bị ướt, hoặc bác sĩ phát hiện ra điều đó trong khi khám thai.
Vỡ ối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và em bé bởi vì nó tạo ra lỗ hổng để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Đôi khi, vết nứt có thể tự lành và sự rò rỉ sẽ ngừng lại, mức ối sẽ trở lại bình thường. (Điều này thường xảy ra trong trường hợp sự rò rỉ xuất hiện sau khi chọc ối).
Vấn đề của nhau thai
Nguyên nhân ít nước ối có thể do một số vấn đề từ nhau thai gây nên, ví dụ như tình trạng đứt một phần nhau thai khiến em bé không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình tái tạo nước ối của bé.
Một số tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Một số tình trạng sức khỏe của thai phụ – chẳng hạn như cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, và lupus – có thể dẫn đến ít nước ối.
Mang thai song sinh hoặc đa thai
Bạn có nguy cơ thiếu ối nếu đang mang song thai hoặc đa thai. Chứng thiểu ối có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp bạn mắc hội chứng truyền nước ối giữa hai trẻ song sinh – trong đó một em bé sinh đôi ở trong tình trạng quá ít nước ối, và em bé còn lại thì trong tình trạng thừa ối.
Các bất thường của thai nhi
Nếu bạn được phát hiện có mức nước ối thấp trong giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc thứ hai, rất có thể em bé của bạn đang mắc phải một khuyết tật bẩm sinh. Nếu thai nhi không có thận hoặc thận không phát triển bình thường hoặc đường tiết niệu bị tắc, em bé sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì lượng nước ối. Một khuyết tật tim bẩm sinh cũng có thể gây ra vấn đề này.
Thiếu ối có ảnh hưởng đến thai nhi?
Đối với những bà bầu có nước ối ít trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi.
Nước ối ít có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.
Làm gì khi nước ối ít?
Mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi.
Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít, đồng thời cũng giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi mang thai. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.